Frankfurt gọi tên
Cuốn Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chươngcủa Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng vừa được đưa vào danh sách tác phẩm đáng chú ý nhất năm 2023 cho thanh thiếu niên ở Hội sách Frankfurt. TheáchthiếunhiViệtrathếgiớthời tiếto đó, cuốn sách thiếu nhi này là cuốn sách duy nhất của VN, cũng là một trong 200 cuốn sách vượt qua 5.000 tác phẩm được đề cử để có mặt ở danh sách The White Ravens. Trước đó, NXB Kim Đồng từng có 2 cuốn sách khác vào danh sách The White Ravens. Đó là cuốn Lĩnh Nam chích quáivà Cái Tết của mèo con.
Theo NXB Kim Đồng, The White Ravens có những giới thiệu ngắn gọn về 200 cuốn sách mới đáng chú ý dành cho trẻ em và thanh thiếu niên từ hơn 50 quốc gia với gần 40 ngôn ngữ. Danh sách do các chuyên gia văn học thiếu nhi của Thư viện Thanh niên quốc tế lựa chọn từ các đề cử trong năm gửi về. Danh sách The White Ravens cũng là một la bàn cho thị trường sách thiếu nhi giúp các NXB, thư viện, lễ hội văn học, hiệu sách, nhà phát hành quốc tế hay bất kỳ ai quan tâm đến sách thiếu nhi trên thế giới có thể tìm kiếm.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý đánh giá Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chươnglà một cuốn sách khá ấn tượng với những trích đoạn văn học gắn với ngữ liệu trong sách ngữ văn ở nhà trường. Sách cũng có bức tranh của các họa sĩ được gợi cảm hứng từ những trích đoạn đó.
Truyện cho thiếu nhi thì nhiều người có ý tưởng. Nhưng nuôi ý tưởng đó để rồi tạo ra một hệ sinh thái nhân vật, hệ sinh thái câu chuyện thì VN gần như chưa có mấy tác giả làm được việc đấy.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý"Một số bức rất đẹp, đứng độc lập được nhưng vẫn gợi ra bóng dáng những khung cảnh trong tác phẩm, từ thơ Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi đến Sông Đàcủa Nguyễn Tuân hay Lặng lẽ Sa Pacủa Nguyễn Thành Long. Có nhiều bức tôi rất thích như Thiên Trường vãn vọng(Buổi chiều trông ra từ phủ Thiên Trường) minh họa thơ Trần Nhân Tông, không theo lối thủy mặc mà tựa như một bức sơn mài Đông Dương", ông Quý đánh giá.
Ông Quý cũng phỏng đoán Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chươngđược ghi nhận tại The White Ravens nhờ cả hình thức và ý tưởng làm sách - những ngữ liệu giảng dạy được hình ảnh hóa.
"Những ngữ liệu được đưa vào cũng là những ngữ liệu đã được đưa vào sách giáo khoa, trở thành kinh điển rồi. Chúng không có tranh cãi, gần như được đồng thuận tối đa. Những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du thì chẳng ai cãi được. Thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng là bài thơ mực thước. Các đoạn văn tả cảnh thì truyền thống văn tả cảnh của chúng ta cũng có gốc rễ rất lâu đời", ông Quý nói.
Cho người Việt và ra thế giới
Không chỉ ghi dấu tại Frankfurt, sách thiếu nhi Việt cũng từng ghi dấu ở giải thưởng Yoto Carnegie của Anh với cuốn Chang hoang dãhồi đầu năm 2023. Theo đó, họa sĩ Jeet Zdũng được xướng tên ở hạng mục minh họa với những bức tranh vẽ tay bằng màu nước trong phiên bản tiếng Anh của Chang hoang dã. Phiên bản này có tên Saving Sorya: Chang and the Sun Bear. Họa sĩ Jeet Zdũng đã vượt qua 17 ứng viên khác trong vòng sơ khảo và chung khảo để giành giải thưởng này. Đây là giải thưởng thường niên của Anh được trao cho các tác phẩm xuất sắc dành cho trẻ em và thanh thiếu niên viết bằng tiếng Anh, với mục tiêu tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc đọc sách. Phiên bản tiếng Việt của sách cũng đoạt giải A giải thưởng Sách quốc gia.
Theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, có thể thấy rất nhiều nỗ lực trong việc sản xuất nội dung, xuất bản sách cho thanh thiếu niên hiện nay. Mặc dù vậy, muốn có những tác phẩm sống được qua thời gian thì người viết cũng phải có thực lực và bền bỉ.
"Truyện cho thiếu nhi thì nhiều người có ý tưởng. Nhưng nuôi ý tưởng đó để rồi tạo ra một hệ sinh thái nhân vật, hệ sinh thái câu chuyện thì VN gần như chưa có mấy tác giả làm được việc đấy. Khi tôi còn làm biên tập cho NXB, có những tác giả viết tập đầu rất hay, cũng nói với họ là tiếp tục triển khai đi nhưng họ bị đuối sức, không làm tiếp được thêm", ông Quý nói.
Trong khi đó, theo ông Quý, nếu nhìn ra nước ngoài, có thể thấy các tác phẩm thiếu nhi thành công lớn nhờ bút lực dài hơi của tác giả. Tác phẩm Harry Potterthành công lớn vì nó dài hơi, tạo ra độ dày dặn, hàng 7 - 8 tập làm ròng rã nhiều năm… "Không chỉ Harry Potter, nhiều tác phẩm văn học kỳ ảo cho thiếu nhi của nước ngoài cũng có sự dài hơi như vậy. Họ viết hàng chục tập, trẻ con đọc rất thích", ông Quý cho biết.
Cũng theo ông Quý, việc làm sách thiếu nhi, sách cho thanh thiếu niên bây giờ rất khó ở chỗ xác định độc giả mục tiêu, do thanh thiếu niên hiện giờ là một khối phức tạp. "Ngày xưa thì dễ, tất cả đọc sách NXB Kim Đồng, NXB Măng Non... Nhưng giờ phức tạp vì có nhiều phương tiện cạnh tranh và cách đọc, cách cảm thụ cũng rất khác nhau. Tôi nghĩ làm sách giờ rất vất vả trong việc tăng số lượng in. Sách có hình, có màu thì lại đắt đỏ, và nó cũng phải cạnh tranh với truyện tranh nước ngoài", ông Quý nói.
Một vấn đề nữa là các cuốn sách cho thanh thiếu niên cũng cần bám vào các vấn đề đương đại như môi trường, bảo vệ động vật... Những đề tài như thế được đối tượng thanh thiếu niên ở nhiều nước quan tâm. Nếu các NXB của VN làm tốt, có thể mở rộng cơ hội bán bản quyền sách cho nước ngoài. Đây cũng là điều mà Chang hoang dãđã làm được.