Ngày 6.12,ạtnghiêmchủxsmb thứ 6 Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, qua công tác nắm tình hình địa bàn và trước thực trạng xe 3 - 4 bánh tự chế chở hàng cồng kềnh đang tăng lại, Đội CSGT Bình Triệu đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các xe này.
Nan giải xử lý xe ba gác chở cồng kềnh: 'Bị giữ chiếc này, mua chiếc khác'
Qua công tác điều tra cơ bản, Đội CSGT Bình Triệu xác định khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM) thường xuyên xuất hiện xe 3 - 4 bánh tự chế, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, xe mù xe mờ thường xuyên lưu thông chở hàng hóa từ chợ đầu mối đi giao các địa bàn lân cận.
Bên cạnh đó, các cửa hàng sắt thép, vật liệu xây dựng dọc trên Quốc lộ 1, Q.12 cũng xuất hiện lại xe 3 - 4 bánh chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông.
Đội CSGT Bình Triệu đã chủ động điều tra nắm rõ quy luật, thời gian hoạt động của các xe này, từ đó CSGT tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Đội CSGT Bình Triệu cho biết, đội sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp lực lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời, tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông cho người dân sinh sống buôn bán trên địa bàn.
Trong 11 tháng đầu năm 2023, CSGT TP.HCM phát hiện 17.888 xe chở hàng hóa quá khổ, trong đó có 3.601 xe máy thiết bị kỹ thuật không đảm bảo, 2.390 xe 3 bánh chở hàng hóa quá khổ giới hạn.
Theo thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, việc xử lý xe 3 - 4 bánh tự chế, xe thô sơ đang gặp nhiều khó khăn vì: xe rẻ tiền nhưng tải trọng lớn, dễ di chuyển trong hẻm nhỏ; xe thường hoạt động ở tuyến đường giáp ranh, chợ truyền thống; người sử dụng xe này đa phần có thu nhập thấp, vì nhu cầu mưu sinh nên cố tình sử dụng dù biết vi phạm.
"Nhiều trường hợp bị tạm giữ, tịch thu thì bỏ xe rồi mua chiếc khác, chỉ cần vài chuyến là đủ tiền mua lại phương tiện mới", thượng tá Hà nói, đồng thời cho biết đa số người vi phạm thường bỏ xe.
Xe ba gác chở hàng cồng kềnh vẫn tung hoành: Vì sao thường bỏ luôn xe khi bị phạt?