Bolivia đã trở thành nước đầu tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel từ khi xung đột Hamas - Israel bùng phát hôm 7.10. Chính phủ cánh tả của quốc gia Nam Mỹ giải thích rằng quyết định được đưa ra vì những thương vong của người Palestine tại Dải Gaza,ốcgiađầutiêncắtđứtquanhệngoạigiaovớiIsraelvìxungđộtởxoilac tv không nhắc đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel, theo AP.
"Bolivia quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà nước Israel trong sự phản đối và lên án cuộc tấn công quân sự quá mức và không cân xứng của Israel tại Dải Gaza", Thứ trưởng Ngoại giao Bolivia Freddy Mamani nói.
Quyền Ngoại trưởng Bolovia Maria Nela Prada cáo buộc Israel "phạm tội chống lại loài người tại Dải Gaza đối với người dân Palestine", đồng thời phản đối sự đối xử "thù địch" của Israel đối với các tổ chức quốc tế đang viện trợ nhân đạo tại Gaza. Bà Prada kêu gọi Israel ngừng các cuộc tấn công, đến nay đã khiến hàng ngàn người Palestine thiệt mạng và nhiều người phải rời bỏ nhà cửa.
Tổng thống Putin: Tình báo phương Tây kích động bạo loạn chống người Israel ở Nga
Hồi năm 2009, Bolivia từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel liên quan xung đột tại Gaza nhưng sau đó khôi phục vào năm 2020.
Israel chưa bình luận.
Cùng ngày 31.10, hai nước Nam Mỹ khác là Chile và Colombia đã triệu hồi đại sứ tại Israel về nước. Bộ Ngoại giao Chile nêu lý do là vì những vi phạm "không thể chấp nhận của Israel đối với luật nhân đạo quốc tế". Tổng thống Colombia Gustavo Petro thậm chí dùng ngôn từ nặng nề hơn khi viết trên mạng xã hội X: "Nếu Israel không chấm dứt cuộc tàn sát người Palestine, chúng tôi không thể ở đó nữa".
Ông Petro gần đây so sánh hành động của Israel với Adolf Hitler của Đức Quốc xã, khiến Bộ Ngoại giao Israel phản ứng mạnh và cáo buộc ông đặt tính mạng của người Do Thái vào nơi nguy hiểm, khuyến khích "các hành động kinh khủng của Hamas", theo tờ The Guardian.